Ngành Nhựa đau đầu giải quyết bài toán nguyên liệu để duy trì đà tăng trưởng

04:05:00 08/05/2021

Ngành Nhựa đau đầu giải quyết bài toán nguyên liệu để duy trì đà tăng trưởng
2019 sẽ là một năm tăng trưởng đối với ngành nhựa Việt Nam nhưng tốc độ tăng sản lượng chỉ ở mức từ 6-7%, chậm hơn so với năm 2018.
Bị động trong nguyên liệu
Những năm gần đây, Nhựa là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh với 2012-2017 đạt 11,62%. Tuy nhiên, ngành Nhựa Việt Nam phát triển không tương xứng khi sản xuất nguyên liệu nhựa trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ.
Phân khúc hạ nguồn của ngành nhựa chia làm 4 mảng chính là bao bì, xây dựng, dân dụng, kỹ thuật với quy mô ngành năm 2017 ước đạt 15 tỷ USD chiếm khoảng 6,7% GDP Việt Nam.
Ngành nhựa Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới, gồm hai phần chính là thượng nguồn (Upstream) và hạ nguồn (Downstream). Thượng nguồn của ngành nhựa (Petrochemical) gồm các doanh nghiệp lọc hóa dầu, hóa chất, biến đổi từ các loại nguyên liệu hóa thạch thành các loại hạt nhựa nguyên liệu.
Hạ nguồn của ngành nhựa (Plastic Converters), là giai đoạn các nhà sản xuất biến đổi các loại hạt nhựa nguyên liệu thành các sản phẩm nhựa. Hạ nguồn của ngành nhựa, dựa vào sản phẩm có thể chia ra làm 4 phân khúc chính là nhựa bao bì, nhựa xây dựng, nhựa dân dụng và nhựa kỹ thuật.
Đặc thù ngành nhựa Việt Nam là nguyên liệu nhựa nguyên sinh phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu do thượng nguồn của ngành nhựa phát triển chưa tương xứng với quy mô và nhu cầu của hạ nguồn của ngành nhựa.
Thượng nguồn ngành nhựa Việt Nam hiện tại chỉ có 5 doanh nghiệp hoạt động nhưng thâm dụng vốn rất lớn. Năng lực sản xuất nguyên liệu nhựa nguyên sinh của Việt Nam năm 2017 chỉ đạt khoảng 771.000 tấn, đáp ứng khoảng 15% nhu cầu trong nước còn 85% còn lại phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu nhập khẩu.
Cơ cấu sản xuất nguyên liệu nhựa Việt Nam kém đa dạng. Trong số hơn 30 loại nguyên liệu nhựa nhập khẩu hàng năm thì hiện tại Việt Nam mới chỉ sản xuất được 4 loại là PVC, PP, PET và PS. Sản xuất chỉ tập trung chủ yếu vào hai nguyên liệu là PVC và PP.
Hai nguyên liệu PVC và PP chiếm lần lượt 51% và 19% trong cơ cấu nguyên liệu nhựa sản xuất năm 2017. Thượng nguồn ngành nhựa Việt Nam hiện tại chưa sản xuất được PE nên nguồn nguyên liệu nhựa PE nguyên sinh của mảng nhựa bao bì và nhựa xây dựng hiện tại phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu.
Hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành chịu ảnh hưởng rất lớn từ biến động giá các loại nguyên liệu hóa thạch như dầu mỏ hoặc khí thiên nhiên. Đặc thù ngành nhựa là chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu chi phí sản xuất của các doanh nghiệp ở cả thượng nguồn lẫn hạ nguồn.
Do vậy khi giá dầu thô hoặc giá khí thiên nhiên tăng sẽ dẫn đến giá các loại nguyên liệu nhựa nguyên sinh tăng gây ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp hạ nguồn của ngành nhựa và ngược lại.
Dịch chuyển
Nhựa bao bì chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị của ngành và xu hướng chuyển dịch gia tăng giá trị của nhựa xây dựng và nhựa kỹ thuật. Theo số liệu từ hiệp hội Nhựa Việt Nam và ước tính của FPTS, ngành nhựa Việt Nam năm 2017 có quy mô khoảng 15 tỷ USD. Trong đó mảng nhựa bao bì chiếm tỷ trọng lớn nhất với giá trị khoảng 5,2 tỷ USD trong năm 2017.
Cơ cấu giá trị ngành nhựa Việt Nam đang có xu hướng chuyển dịch từ các mảng có giá trị gia tăng thấp như mảng nhựa bao bì và mảng nhựa dân dụng sang các mảng sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn như nhựa xây dựng và nhựa kỹ thuật.
Trong cơ cấu giá trị ngành năm 2017, mảng nhựa xây dựng có trị giá khoảng 3,6 tỷ USD, tăng 60% và chiếm 24%, mảng nhựa kỹ thuật có giá trị khoảng 2,8 tỷ USD, tăng 50% và chiếm 19%. Theo quy hoạch phát triển ngành Nhựa, hai mảng nhựa xây dựng và nhựa dân dụng được kỳ vọng sẽ đóng góp lần lượt 27% và 25% trong cơ cấu giá trị ngành nhựa năm 2025.
Các doanh nghiệp ngành nhựa chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực bao bì và tập trung tại miền Nam. Ngành nhựa hiện tại có hơn 3.300 doanh nghiệp trong đó số doanh nghiệp hoạt động trong mảng bao bì chiếm đến 41% trên tổng số doanh nghiệp, tương đương khoảng hơn 1.300 doanh nghiệp.
Mảng nhựa bao Bì chia làm 4 nhóm chính là bao bì màng mỏng, bao bì màng phức, chai PET và chai non-PET. Trong đó hầu hết các sản phẩm của mảng nhựa bao bì đều phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến đồ uống, thực phẩm, dược phẩm do đó tăng trưởng đầu ra của mảng nhựa bao bì phụ thuộc rất lớn vào tăng trưởng của các ngành công nghiệp thực phẩm, đồ uống.
Mảng nhựa xây dựng thì sản phẩm chủ yếu là các loại ống nước, cửa nhựa, tấm trần, sàn nhựa phục vụ cho xây dựng hoàn thiện, tăng trưởng đầu ra phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng và bất động sản. 

Thị trường mảng nhựa bao bì phân mảnh trong khi thị trường mảng nhựa xây dựng tương đối tập trung hơn. Mảng nhựa bao bì với hơn 1.300 doanh nghiệp hoạt động có mức độ phân mảnh cao. Phân khúc bao bì màng mỏng chủ yếu tập trung các doanh nghiệp nhỏ và hộ gia đình.
Đối với phân khúc bao bì màng phức, thị trường cũng phân mảnh với 13 doanh nghiệp lớn nhất nắm giữ khoảng 41,7% thị phần. Ngược lại, mảng nhựa xây dựng có mức độ tập trung cao hơn so với mảng nhựa bao bì, tiêu biểu là thị trường ống nhựa với việc hai doanh nghiệp đầu ngành là nhựa Tiền Phong và nhựa Bình Minh chiếm đến 54% thị phần ống nhựa Việt Nam.
Biên lợi nhuận gộp giảm
Ngành nhựa vẫn là một ngành tăng trưởng tốt với tốc độ tăng trưởng sản lượng trung bình đạt 11,62% giai đoạn 2012-2017. Năm 2017, sản lượng sản xuất sản phẩm nhựa Việt Nam đạt khoảng 7,8 triệu tấn, tăng trưởng 16,6% so với năm 2016.
Nguyên nhân chủ yếu cho tăng trưởng sản lượng của ngành nhựa trong năm 2017 do tăng trưởng của các ngành công nghiệp chế biến, ngành bán lẻ và tăng trưởng ngành xây dựng. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, các ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng trưởng 17,8% và doanh thu bán lẻ từ đồ dùng dụng cụ gia đình tăng 8,5%.
Đây là hai động lực tăng trưởng chính cho mảng nhựa bao bì và nhựa dân dụng trong năm 2017. Giá trị xây dựng trong năm 2017 tăng trưởng 8,7% so với năm 2016 cũng tạo động lực tăng trưởng đầu ra cho mảng nhựa xây dựng.
Năm 2018, ước tính tăng trưởng sản lượng nhựa sản xuất khoảng 7% so với năm 2017. Sản lượng nhựa sản xuất ước tính năm 2018 của ngành nhựa đạt khoảng 8,3 triệu tấn, tốc độ tăng trưởng giảm so với tốc độ tăng trưởng năm 2017 do tăng trưởng của cả hai ngành sản xuất chế biến và xây dựng đều chậm hơn so với năm 2017.
Tăng trưởng ngành sản xuất chế biến và giá trị xây dựng 9 tháng năm 2018 đều giảm so với năm 2017 lần lượt ở mức 12,6% và 8,6%.
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tăng trưởng tốt trong năm 2017 và 2018. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam năm 2017 đạt khoảng 2,5 tỷ USD, tăng trưởng 14,3% so với năm 2016 chiếm khoảng 16,7% tổng giá trị của ngành. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa trong năm 2018 ước đạt 2,78 tỷ USD tăng trưởng 13% so với năm 2017.
Mảng nhựa bao bì không chỉ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị của ngành mà còn đóng vai trò quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu nhựa Việt Nam. Trong năm 2017, giá trị sản phẩm mảng nhựa bao bì ước đạt 1,03 tỷ USD, chiếm đến 42% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa. Đứng thứ hai là nhóm sản phẩm nhựa xây dựng với 32% tương đương với kim ngạch khoảng 0,8 tỷ USD trong năm 2017.
Doanh thu các doanh nghiệp ngành nhựa niêm yết vẫn giữ được đà tăng trưởng. Doanh thu 3 quý năm 2018 của các doanh nghiệp ngành nhựa niêm yết tăng trưởng tốt, trung bình khoảng 11% chậm hơn so với mức tăng trung bình của năm 2017.
Doanh thu năm 2018 của các doanh nghiệp nhựa niêm yết tăng trưởng chậm lại so với năm 2017 nguyên nhân do tăng trưởng ngành sản xuất chế biến và xây dựng đều chậm hơn so với năm 2017.
Biên lợi nhuận gộp giảm do giá nguyên liệu nhựa tăng. Giá nguyên liệu nhựa nguyên sinh giai đoạn 2016-2018 liên tục tăng theo đà hồi phục của giá dầu, PE tăng trung bình 5%, PP tăng 43% và PVC tăng 21%.
Chi phí nguyên liệu nhựa chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí của các doanh nghiệp ngành nhựa nên biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp nhựa niêm yết liên tục giảm từ trung bình 25% năm 2016 còn 15% tính đến quý III năm 2018.
biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp nhựa là thuế nhập khẩu hạt nhựa PP nguyên sinh đã được điều chỉnh tăng từ 0% lên 3% từ ngày 1/1/2017.
Chậm lại
Năm 2019 được dự báo sẽ tiếp tục là một năm tăng trưởng đối với ngành nhựa Việt Nam nhưng tốc độ tăng trưởng sản lượng kỳ vọng ở mức từ 6-7%, chậm hơn so với năm 2018. Mảng nhựa bao bì và mảng nhựa xây dựng vẫn là hai động lực tăng trưởng chính của ngành nhựa Việt Nam.
Nhựa bao bì: Tăng trưởng chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống không cồn sẽ là động lực tăng trưởng chính cho mảng nhựa bao bì trong năm 2019. Theo BMI dự báo, chi tiêu hộ gia đình năm 2019 sẽ ở mức khoảng 3,3 triệu tỷ đồng trong đó chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống không cồn vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 20% tổng chi tiêu hộ gia đình.
Tốc độ tăng trưởng của hai mảng thực phẩm và đồ uống không cồn được kỳ vọng sẽ tăng trưởng khoảng 11% trong năm 2019. Đây là động lực chính cho tăng trưởng của các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống đầu ra của mảng nhựa bao bì.
Nhựa xây dựng: Tăng trưởng của mảng nhựa xây dựng trong năm 2019 chủ yếu đến từ tăng trưởng xây dựng nhà không để ở và xây dựng hạ tầng nước. Tăng trưởng cả ngành xây dựng được kỳ vọng sẽ tăng trưởng khoảng 8%, chậm hơn so với mức tăng trưởng của năm 2018.
Trong đó, tăng trưởng xây dựng nhà ở giảm chỉ còn 5,7% còn tăng trưởng nhà không để ở và hạ tầng nước tăng lên ở mức lần lượt là 8,2% và 7,7%.
Nguồn cung nguyên liệu nhựa trong nước tăng trưởng nhanh đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp hạ nguồn ngành nhựa. Năm 2018, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn chính thức đi vào hoạt động với công suất thiết kế 370 nghìn tấn PP/năm giúp công suất thiết kế suất thiết kế sản phẩm PP của Việt Năm tăng 246% và đáp ứng khoảng 50% nhu cầu PP trong nước.
Trong năm 2018, cũng có hai dự án hóa dầu lớn được Chính phủ phê duyệt và bước vào quá trình xây dựng đó là dự án hóa dầu Long Sơn và dự án hóa dầu HyoSung với sản phẩm chủ yếu vẫn là PP.
Sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động trong năm 2020, sản lượng nguyên liệu nhựa từ hai nhà máy này được kỳ vọng sẽ đáp ứng được 44% nhu cầu nguyên liệu nhựa trong nước.
Trong năm 2019, theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Hoa Kỳ EIA, giá dầu Brent sẽ ổn định hơn, trung bình ở mức 72 USD/thùng giảm nhẹ so với trung bình năm 2018. Do vậy, giá hai loại nguyên liệu là PE và PP cũng được kỳ vọng sẽ ổn định ở mức trung bình khoảng 1.210 USD/tấn và 1.255 USD/tấn, giảm nhẹ khoảng 1% so với giá trung bình năm 2018.
Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'Cơ cầu giá trị Ngành nhựa (2017) Nhựa Kỹ thuật (2,8 tỷ USD); 19% 100% 4% Cơ cấu giá trị ngành 15% 80% 20% 19% Nhưa Bao bi(5,2tỷ USD): 35% 15% 25% 60% 60% 20% 23% 25% 21% 29% 40% Nhựa Dân dụng (3,3 USD): 22% 30% 18% 17% 30% 21% 15% 18% 25% 27% 30% 20% 21% 0% 1995 30% 39% Nhựa Xây dựng (3,6 USD): 24% 38% 34% 2000 31% 2005 2010 2015 2020F 2025F Nhưa Bao Bì Nhựa Xây Dựng Nhưa Dân Dụng Nhưa Kỹ Thuật Nguồ“n: VPA, Bộ Công Thương, FPTV Vrorumivn'
Đối với nguyên liệu nhựa PVC, do nhu cầu xây dựng tại Trung Quốc, nước sản xuất và tiêu thụ PVC lớn nhất trên thế giới đã chậm lại nên giá PVC trung bình năm 2019 được kỳ vọng sẽ ổn định ở mức 926 USD/tấn, bằng mức trung bình của năm 2018.
Hiệp định thương mại tự do EVFTA được kỳ vọng sẽ hoàn thành vòng đàm phán cuối và đi vào hiệu lực trong năm 2019. Trong cơ cấu xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam, khu vực EU chiếm tỷ trọng lớn với khoảng 22% trên tổng cơ cấu đứng thứ hai sau thị trường Nhật Bản.
Hiện tại, các sản phẩm bao bì nhựa của Việt Nam đã có lợi thế cạnh tranh tại thị trường EU với các sản phẩm bao bì nhựa từ các nước khác trong khu vực do không bị đánh thuế chống bán phá giá từ 4-30%.
Sau khi EVFTA đi vào hiệu lực, thuế quan của hầu hết các sản phẩm nhựa xuất khẩu vào thị trường EU sẽ được gỡ bỏ. Đây sẽ là một lợi thế lớn để gia tăng sản lượng sản phẩm nhựa xuất khẩu của ngành nhựa Việt Nam với một thị trường quan trọng là EU
 
Đánh giá:

 

                   

5/5 (1 bình chọn)

 

Đang xử lý...